Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Tiêu chuẩn cần kiểm tra trong nghành giấy : Độ bục,độ trắng,độ tro,độ thấu khí....

 Các tiêu chuẩn cơ bản trong sản xuất giấy,bọt giấy,carton

I. Định lượng giấy (Basic wieght): Trọng lượng của một đơn vị diện tích của giấy và Carton được xác định theo phương pháp tiêu chuẩn. Đơn vị biểu thị kết quả thường là g/m2

2. Độ dầy giấy (Thickness, caliper): Khoảng cách giữa hai mặt của giấy hoặc Carton  đo theo phương pháp tiêu chuẩn: Đơn vị thường là mm

3.Độ nhẵn (Smoothness): Chỉ tiêu đánh giá mức độ nhẵn của giấy và carton, được đo bằng máy móc chuyên dùng

4. Tỷ trọng (Density): Trọng lượng của 1 đơn vị thể tích giấy hoặc Carton, đơn vị biểu thị kết quả g/Cm3

5. Tính ổn định kích thước (Dimensional Stability) : Khả năng giữ được hình dạng va kích thước của giấy, caron khi nhiệt độ,độ ẩm thay đổi.. hoặc dưới 1 số điều kiện thay đổi khác như: sự thay đổi môi trường,quá trình cơ học,in,gia công.....

6. Độ ẩm (moisture content): Lượng nước có trong vật liệu (thực tế là lượng nước mất đi của mẫu thử khi ta sấy trong điều kiện tiêu chuẩn và trọng lượng khi ta lấy mẫu thử, xác định chỉ số %

7. Độ tro (ash content): Trọng lượng vật liệu còn lại của mẫu sau khi nung trong điều kiện tiêu chuẩn phương pháp thử

8. Độ trắng Iso( Iso brightness): Hệ số phản xạ ánh sáng của mẫu: Tấm bột giấy, tờ giấy, carton trắng hoặc gần trắng theo phản xạ của vật liệu khuếch tán lý tưởng tại chiều dài bước sóng 457 nm, được xác định trên máy móc tiêu chuẩn.

9. Độ thấu khí (air permeability): Đặc tính của tờ giấy biểu thị khả năng cho phép không khí đi qua cấu trúc của nó, được xác định bằng phương pháp thử tiêu chuẩn, máy chuyên dụng.

10. Độ bục (Bursting Tester): Độ chịu bục để cho biết giấy có thể chịu được sức ép như thế nào cho tới lúc bị rách, rất cần thiết tới giấy làm bao bì. Phương pháp đo : LÀ sức ép thủy tĩnh cần để xé được mẫu giấy bằng cách ép liên tục xuống miếng mẫu đường kính 30.5 mm qua một miếng ngăn cao su. Thủ tục chuẩn được nêu ở tiêu chuẩn TAPPI T 403. Độ bục phụ thuộc vào định lượng của giấy, để phân biệt các độ bục giấy khác nhau người ta đo độ bục theo tiêu chí sau: 

10.1 : Chỉ số độ bục: KPa/ định lượng giấy (g/Cm2)

10.2 Yếu tố độ bục: (g/Cm2)/ định lượng giấy g/cm2............

 Sau đây là chỉ số độ bục tham khảo 1 số loại giấy:

 Giấy tráng phủ (130 g/m2): 200- 300 KPa
 Giấy tráng phủ (250g/Cm2) : Độ bục 300-650 KPa
 Giấy giao dịch:( 100g/Cm2): Độ bục: 250-300 KPa
Giấy ko có Cacbon (50-60 g/Cm2): Độ bục: 150-200 KPa
 Giây Kraft tấy: ( 60 g/Cm2): Độ bục: 210- 260 KPa
 Chú ý: Với mỗi loại giấy bất kì, ở 1 định lượng cụ thể độ bục càng cao, thể hiện chất lượng giấy đó càng cao
Máy móc thông dụng ktra độ bục: Máy bắn bục Come-tech, Pnshar

2 nhận xét:

  1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong nghành giấy

    Trả lờiXóa
  2. Bạn ơi cho mình hỏi là để biết tiêu chuẩn độ bục của mỗi loại giấy có định lượng khác nhau thì tính ntn ạ

    Trả lờiXóa